Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Bạn đã học thực sự hiệu quả?

Trước tiên, hãy cùng đồng ý ba khía cạnh về sự học tập.

Thứ nhất, để việc học trở nên hữu ích, nó phải dựa trên nền tảng trí nhớ. Điều này có lẽ không cần giải thích gì nhiều khi để những gì chúng ta đã học vẫn còn xếp lại thành các nếp nhăn trên não về sau khi chúng ta cần sử dụng chúng.

Thứ hai, chúng ta phải liên tục học hỏi và ghi nhớ không ngừng trong suốt cuộc đời. Để đi từ đẳng cấp thấp nhất lên đẳng cấp cao hơn một bậc đòi hỏi người học phải làm chủ kiến thức ở cấp thấp đó. Để lên được đẳng cấp thứ ba tiếp theo cần sự làm chủ kiến thức ở đẳng cấp thứ 2. Nếu không làm được điều này, sự phát triển kĩ năng có được một phần nhờ học tập sẽ dậm chân tại chỗ. Khi nào vẫn còn không ngừng trau dồi, thì khi đó ta vẫn còn có lợi thế hơn trong cuộc sống so với những người đã dừng việc học tập kiến thức và các kỹ năng mới trong môi trường kinh tế cạnh tranh đầy khốc liệt này.

Cuối cùng, việc học là một kỹ năng có thể đạt được, và hầu hết các chiến thuật học tập hiệu quả luôn đi ngược với trực giác – những cảm nhận về việc cái gì đúng và cái gì sai chỉ thông qua cảm nhận thay vì thông qua các nghiên cứu khoa học thực nghiệm đã được thẩm định là đáng tin cậy.

Bạn đã học thực sự hiệu quả?
Bạn đã học thực sự hiệu quả?
Kết quả học tập sẽ trở nên sâu sắc hơn và lâu bền hơn khi chúng ta bỏ ra nhiều nỗ lực. Nói cách khác học thứ gì đó có vẻ dễ dàng ko giúp ta nhớ chúng được lâu và làm hại đến sự hiểu biết sâu sắc của ta về kiến thức đó.

Những học viên đa phần đều rất yếu kém trong việc phán đoán khi nào thì việc học tập của mình đang đi đúng hướng và khi nào thì đang đi thụt lùi. Rất dễ nhận thấy điều này thông qua 1 bài kiểm tra nhỏ sau 1 tháng hoàn thành khoá học. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết mọi người hầu như quên sạch tất cả lượng thông tin mà mình đã thu nạp sau khi hoàn thành xong khoá học vài tháng. Nhưng trước đó ai cũng khăng khăng là mình đã học và biết hết môn học đó. Ae hãy tự kiểm tra mình về thứ gần nhất mình vừa đc học, mình đảm bảo ae ko nhớ gì mấy đâu nếu không lật sách vở hay ghi chú ra. Đa số sẽ chỉ nhớ điểm nào quan trọng, ấn tượng hoặc thú vị với mình, nhưng không có khả năng trình bình mọi ngóc ngách của tất cả kiến thức được học trong môn học đó. Vì không có khả năng đi sâu vào chi tiết và vẽ ra được bản đồ tổng quát, nên có thể kết luận là bản thân người học không làm chủ được kiến thức ở đẳng cấp đó. Cũng từ đó mà khi tiến xa hơn, khi leo lên đẳng cấp cao hơn gần như là chuyện bất khả thi. Như vậy nghĩa là đã vi phạm khía cạnh thứ 2 vừa bàn ở trên. Nếu đó là những kiến thức ngoài lề và ít liên quan tới chuyên ngành, vấn đề này được coi là chuyện cỏn con. Nhưng nếu đó là kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là kiến thức của các ngành khoa học thì chuyện phải có khả năng lôi những kiến thức này ra bất kể khi nào cần thiết là một đòi hỏi bắt buộc đang diễn ra hằng ngày trong môi trường làm việc.

Đối với các phi công, sai sót trong việc ghi nhớ những hành động cần phải thực thi ngay lập tức mà không cần suy nghĩ hay đánh giá các chiến lược gì nên được áp dụng khi máy bay gặp sự cố bất khả kháng là vấn đề mang tính sống còn của mạng sống con người, chứ không còn là việc có thể trở thành chuyên gia trong 1 lĩnh vực hay không nữa. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các phi công hay bác sĩ phẫu thuật vì đơn giản trong tình huống đó, tình huống mà ở đó các nhà khoa học đã suy luận ra kịch bản xấu nhất có thể sẽ xảy ra khi hành động chậm trễ một giây và đã phát triển các phương thức hành động ngay lập tức khi vấn đề xảy ra, có thể vùi dập mạng sống của hàng trăm con người trên chiếc phi dưới đáy biển sâu hoặc cắt đứt sự sống của một bệnh nhân đang được phẫu thuật thần kinh bị đứt tĩnh mạch não khi sự chậm trễ xuất hiện. Không phải ae nào trong group cũng có những nghề nghiệp liên quan các trách nhiệm về mạng sống con người cao như vậy, tuy nhiên trong môi trường làm việc hiện đại nơi cạnh tranh cao tột về thời gian và năng suất, chúng ta không có nhiều thời gian để cố nhớ lại những kiến thức dù trước đó đã học nhưng nay đã quên, để nhanh chóng áp dụng và tạo ra lợi thế so với đối thủ. Một điều thú vị trong kinh nghiệm của mình là hoặc ta sẽ nhớ nó ngay lập tức, hoặc là không. Nếu kiến thức luôn hiện diện và liên tục được củng cố trong trí nhớ, thời gian để kéo nó ra khỏi các ngăn kéo trong tâm thức chỉ bằng thời gian của một tiếng click chuột. Bằng không, có suy nghĩ nát óc cũng ko lôi nó ra được, vì trí nhớ liên kết với thông tin này quá yếu đến nỗi nó gần như biến mất. Và khi đó, ngoài lật lại sách vở ra hoặc google ra thì không còn cách nào khác để làm cho kiến thức mà mình đang cần hiện diện ra trước mặt.

Khi việc học trở nên khó hơn khả năng chúng ta có thể xử lý và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, khi mà nội dung bài học, các thuật ngữ và các ý tưởng về một mô hình, nguyên lý khoa học hay công thức tính toán trở nên trừu tượng hơn thời trung học và việc học có vẻ như ít hiệu quả so với trước, sinh viên có xu hướng tìm đến các phương pháp học tập dễ dẫn đến kết quả nhanh chóng. Và theo kinh nghiệm của mình, những phương pháp này yêu cầu rất ít nỗ lực. Và như đã nói từ trước, những kiến thức mà ta bỏ ra ít nỗ lực để đạt được sẽ làm hạn chế khă năng hiểu sâu sắc và độ bền vững trong trí nhớ liên quan kiến thức đó. Nhưng cùng lúc đó, người học lại ko ý thức được rằng thành công họ đạt được từ những chiến thuật học tập này đều vỡ tan nhanh như bong bóng xà phòng. Nhanh chóng xuất hiện và nhanh chóng biến mấy. Không khác gì hành động xây nhà trên cát, hôm nay còn đây căn nhà, ngày mai chỉ còn lại đống cát hỗn độn.

Phương pháp tạo ra hiệu quả nhanh chóng nhưng nhất thời này được gọi là “massed retrieval practice” và được sử dụng phổ biến trong các trường học trên khắp thế giới. Mặc cho giới nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận liên quan tới phương pháp này và chỉ ra nhược điểm của nó so với các phương pháp “đi ngược dòng trực giác” khác, không có nhiều các giáo sư đại học biết đến chúng, chưa kể là những sinh viên có ít sự tiếp cận đối với các nghiên cứu khoa học hơn. Kết luận này đến từ các nghiên cứu ở Mỹ, nhưng mình cho rằng Việt Nam không nằm trong ngoại lệ. Khi mà nền giáo dục của Hoa Kỳ tiến bộ hơn nước nhà và tỉ lệ số sinh viên và các giáo sư ở Mỹ am hiểu về các phương pháp học hiệu quả còn khá thấp, thì không thể nhắc tới Việt Nam như một quốc gia mà phần đông người học hiểu rõ và áp dụng các kỹ thuật học tập này được.

“Massed retrieval practice” có thể được dễ dàng định nghĩa thông qua ví dụ các học sinh học thuộc lòng các môn cần sự ghi nhớ chính xác như các môn văn, sử, địa,vv. trong hai cấp trung học và cả tiểu học. Chúng thường học thuộc bằng cách dùng mắt tiếp xúc với thông tin, nhắm mắt hoặc đóng ghi chú lại rồi cố gắng hồi tưởng thông tin vừa nhận được thông qua thị giác. Học sinh cố nhớ 2-3 câu trong một lần hồi tưởng cho tới khi nào cảm thấy quen thuộc với thông tin trong 2-3 câu vừa học, nghĩa là có thể gợi nhớ lại chính xác và nhanh chóng, thì tiếp tục học các câu tiếp theo. Và đối với những kiến thức mà người học đã cảm thấy mình làm chủ được vì tính quen thuộc khi gợi nhớ lại nó dễ dàng, họ sẽ không bao giờ hồi tưởng kiến thức đó trong đầu nữa. Một kỹ thuật khác mà các học sinh lười biếng và không bao giờ chịu học bài nhưng vẫn muốn đạt được điểm trên trung bình đó là “rereading text”. Kỹ thuật này gần như tương tự “massed retrieval practice”, chỉ khác là nó thiếu hoặc ít yếu tố “hồi tưởng”. Mình đã từng không học bài môn văn, và trước khi kiểm tra miệng mình đã cố gắng dùng 5’ giữa tiết để nhồi bài phân tích văn học bằng kỹ thuật “rereading text”. Bằng cách đọc đi đọc lại tài liệu ghi chép trên lớp, mình cảm thấy quen thuộc với kiến thức. Mình “được” vinh dự là người đầu tiên “được” mời lên khảo miệng bài phân tích dài 5 mặt trang giấy tại thời điểm đó. May mắn là kỹ thuật “rereading text” có tác dụng tức thời, mình có thể trả lời được những đoạn phân tích được hỏi. Nhưng kết quả về mặt lâu dài là sau khi lấy được 6đ kiểm tra miệng, mình không còn nhớ gì về thông tin đã nhét vô đầu lúc nãy nữa. Ví dụ tương tự cho “massed retrieval practice” là môn sử kiểm tra 15’, mình ăn được 10đ chỉ trong một đêm học tầm nửa tiếng, nhưng cũng như môn văn, sau bài kiểm tra nửa tiếng thì quên hết.

Hai kỹ thuật này, “massed retrieval practice” và “rereading text”, còn được gọi là phương pháp “cramming” nhồi nhét kiến thức để vượt các kỳ thi, có thể được dùng để đối phó với các môn đòi học nhằm qua được môn ở cấp trung học. Nhưng không thể là những chiến thuật nên được sử dụng để học tập những kiến thức chuyên ngành mang tính sống còn cho sự nghiệp sau này khi ta khi tốt nghiệp đại học được. Hai chiến thuật học này tạo ra một thuật ngữ mà các nhà tâm lý gọi là “illusions of knowing” hay còn gọi là “illusions of mastery”, chính là những ảo tưởng nghĩ rằng mình đã biết và đã làm chủ được kiến thức vì mình cảm thấy dễ dàng khi hồi tưởng lại kiến thức đó trong đầu. Trong khi đó, sự thật đúng đắn thì tất nhiên luôn ngược lại với ảo tưởng sai lầm.

Trái ngược với hai phương pháp này là “spaced retrieval practice”, kỹ thuật học bằng cách hồi tưởng trí nhớ có khoảng cách nhất định giữa các lần hồi tưởng. Dù “massed retrieval practice” cũng sử dụng hồi tưởng như một phần của kỹ thuật, nhưng không có khoảng trống về mặt thời gian giữa các lần hồi tưởng. Khi một đoạn văn hoặc 2-3 câu được hồi tưởng liên tục cho tới khi người học cảm thấy trí nhớ của mình về thứ này trở nên mạnh mẽ, họ sẽ chuyển sang học và hồi tưởng lượng thông tin tiếp theo mà hiếm khi quay trở lại để hồi tưởng lại lượng thông tin cũ mới học trước đó. “Spaced retrieval practice”, mặt khác lại chừa chỗ trống và lặp lại các lần hồi tưởng thông tin cũ. Ví dụ như học sinh có thể hồi tưởng 1 đoạn văn đầu tiên. Sau đó khoảng 15’, người này lại tiếp tục hồi tưởng lại đoạn văn cũ. Sau đó khoảng 1 tiếng, 2 tiếng, 6 tiếng, 1 ngày, 2 ngày, 5 ngày lại tiếp tục làm như vậy. Nghiên cứu chứng minh việc hồi tưởng có khoảng cách sẽ củng cố kiến thức cũ và giúp chúng được lưu giữ trong bộ nhớ dài hạn lâu hơn. Điều này cũng cho phép lượng kiến thức được ứng dụng linh hoạt hơn vì mỗi khi cần nhớ người học có thể lôi chúng ra dễ dàng để ứng dụng vào vấn đề liên quan. Câu hỏi đặt ra là khi áp dụng kỹ thuật hồi tưởng có khoảng cách này thì khoảng trống giữa các lần hồi tưởng là bao lâu? Điều này tuỳ thuộc vào kiến thức mà bạn đang cố ghi nhớ. Nếu đó là một bài tập ghi nhớ về sự tương ứng giữa khuôn mặt một người và tên của người đó, những lần hồi tưởng sau lần đầu tiên sẽ cách nhau chỉ vài phút vì nếu lâu hơn, khả năng là ta sẽ ko thể hồi tưởng lại khuôn mặt nào thì ứng với cái tên nào và phải học lại từ đầu. Sự hồi tưởng cũng không nên cách nhau quá gần, vì điều này vi phạm điều được đề cập trước đó là “cái gì đòi hỏi nỗ lực nhiều thì sẽ làm sâu sắc lượng kiến thức nhận được và cùng lúc làm cho nó ở trong bộ nhớ dài hạn lâu hơn”. Như vậy có thể nói khoảng cách giữa các lần hồi tưởng ko nên quá gần đến mức việc hồi tưởng trở nên dễ dàng, và cũng không nên quá xa đến nỗi nỗ lực cao nhất để hồi tưởng thông tin cũng ko giúp hồi tưởng được kiến thức vừa học vì các liên kết thần kinh liên quan lượng thông tin này đã biến mất trước khi được củng cố cho mạnh mẽ hơn. Và như đã nói, trí nhớ phải được củng cố liên tục bằng hoạt động “gợi nhớ” hay “hồi tưởng”. Chú ý là các lần hồi tưởng càng gia tăng bao nhiêu thì khoảng cách giữa chúng cũng càng xa bấy nhiêu, vì trí nhớ về kiến thức do đc củng cố nhiều lần nên rất mạnh mẽ và cần nhiều thời gian hơn để ta có thể quên đi. Và khi quên đi một phần vừa đủ thì đó là lúc ta cần phải hồi tưởng lại để đúng với nguyên lý “nỗ lực nhiều thì đạt được nhiều”, vì nếu không quên cái gì hết thì nỗ lực hồi tưởng lại ko giúp làm trí nhớ mạnh mẽ hơn. Thời gian không mấy có ít này có thể được sử dụng để hồi tưởng thứ khác mà ta đã quên đôi phần.

Thuật ngữ tiếp theo cần biết đó là “interleaved practice”, được hiểu là sự luyện tập kiến thức hay bài tập tuy khác nhưng lại liên quan kiến thức trước đó được xen giữa vào khoảng trống mà “spaced retrieval practice” tạo ra. Ví dụ, khi học tính thể tích hình các khối hình khác nhau, thay vì làm một lèo 10 bài toán tính thể tích hình cầu, rồi 10 bài toán tính thể tính hình nón, rồi lại 10 bài toán tính thể tích hình trụ, và cuối cùng là 10 bài toán tính thể tích hình chóp, thì có thể đổi vị trí các bài tập lại. Trước tiên là một bài hình cầu, sau đó là một bài hình nón, sau đó nữa là một bài hình chóp. Như vậy, có thể thấy là người học đã kết hợp hai kỹ thuật: 1 là “interleaved practice” khi đan xen vào nhau nhiều loại bài tập khác biệt (loại hình) nhưng có phần liên quan (đều tính thể tích), và 2 là tạo khoảng trống giữa hai lần hồi tưởng của 1 loại hình, tức là trước khi quay lại hình cầu thì đã giãn thời gian ra bằng việc giải 3 loại hình khác. Việc này giúp tiết kiệm thời gian trống và cùng lúc làm mạnh trí nhớ hơn. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là đừng để não quá quen thuộc với thứ tự của loạt 4 loại hình ba chiều khác nhau. Không nhất thứ phải theo thứ tự cầu, nón, trụ và chóp rồi lại quay ngược lại theo đúng thứ tự đó. Chìa khoá là hãy làm đảo lộn thứ tự của bốn loại hình này sau khi thực hiện giải xong 1 chuỗi 4 loại hình. Lúc này lần thứ 2 có thể xếp lại thành: cầu, trụ, nón, và chóp. Lần thứ 3 lại đảo đi cho khác: trụ, cầu, chóp và nón.
Như ae thấy phần “interleaved practice” mình vừa trình bày, thuật ngữ mẹ này đẻ ra 2 loại con. Một là “blocked practice”, chiến thuật xen kẽ các bài tập hoặc kiến thức khác nhau nhưng có liên quan và xếp chúng thành 1 chuỗi, hay cũng có thể gọi là 1 khối gồm nhiều lớp. Khối thực tập này, giả dụ như có 7 lớp tương đương 7 màu thì sau khi hoàn thành xong 1 khối 7 bài tập, ta lại tiếp tục với khối thứ hai. Nhưng nếu khối thứ hai, thứ ba, và các khối liên tiếp trong đó 7 lớp màu này giữ nguyên vị trí y như khối đầu tiên, thì gọi là “blocked practice”.

Ngược lại, nếu các lớp màu của các khối tiếp theo đỏi vị trí cho nhau, thì kỹ thuật này đc gọi là “varied practice” tức là đảo lộn làm cho nó phong phú thêm. Và khoa học đã chứng minh “varied practice” thì hiệu quả hơn là “blocked practice” khi mà bài kiểm tra, hoặc các vấn đề trong công việc gần như không bao giờ đi theo một thứ tự nhất định. Đôi lúc vấn đề này xuất hiện trước vấn đề kia, và nếu não ta không thích ứng được việc “chúng nó sẽ đổi chỗ đó!” thì khó có khả năng đánh giá các điều kiện đang thay đổi của các vấn đề thực ngoài đời khi chúng ta bắt đầu ứng dụng kiến thức. Từ đó, người học không thể điều chỉnh phản ứng của mình nhanh chóng. Mình sẽ đưa ví dụ của nghiên cứu sau, mình muốn ae tự ngẫm về những điều này xem một đời học tập 12 năm trung học cho tới 4 năm cử nhân có gặp điều này không? Khi mà 1 bài phân tích văn học gồm 5 đoạn và giáo viên chẳng bao giờ khảo bài theo thứ tự từng đoạn. Bà ta có thể hỏi về đoạn 3, rồi đoạn 5 sau đó quay ngược lại đoạn 1. Mình dám đánh cược ai cũng gặp những giáo viên như thế này rồi, và trong lúc học bài mà không đổi lộn vị trí các lớp của 1 khối 5 lớp, thì sẽ không có khả năng rút thông tin ra nhanh chóng để phản ứng lại câu hỏi của bà giáo về 1 đoạn bất kỳ bà ấy muốn.

Hôm đây tới đây thôi. Phần sau mình sẽ đưa ra các ví dụ trong nghiên cứu cộng với các kĩ thuật khác ngoài 3 kĩ thuật hiệu quả vừa rồi: elaboration, generation, reflection, calibration và mnemonic devices.

Tóm tắt: Ba kỹ thuật nền tảng để học một thứ gì đó gồm: “spaced retrieval practice”, “interleaved learning”, và “varied practice”. Hãy hình dung một cục lego màu đỏ là được coi là lớp đầu tiên của một khối lego nhiều lớp, khi “spaced” nghĩa là lấy thêm 1 cục lego màu đỏ y như cục đầu hoặc một cục lego nào khác (hơi khác nhau nhưng liên quan), đặt nó ở phía dưới và cách xa khối đầu để tạo khoảng trống. Ở giữa khoảng trống này, có thể xen vô thứ gì đó hơi khác nhưng vẫn liên quan lớp lego đỏ, là các lớp lego khác màu có cùng kích thước (đại diện cho các vấn đề tuy hơi khác nhưng liên quan). Đó là ứng dụng “interleaved” để chèn thông tin vô. Tuy nhiên thứ tự của các lego được chèn vào sẽ quyết định mức độ hiệu quả tiếp theo, trong đó nếu các khối lego sau này đều có cùng thứ tự lớp màu thì có nghĩa là đang áp dụng kỹ thuật “blocked”, vậy nên muốn hiệu quả hơn phải hoán đổi thứ tự của tất cả các lớp màu khác nhau. Vậy là sẽ được các khối lego có cùng 7 lớp màu nhưng các lớp màu lại bị đổi chỗ liên tục. Cái này được gọi là “varied”.
Previous Post
Next Post

post written by: